PVLC Mùa Chay Tuần III Thứ 4 và
Thánh Toribio Mongrovejo, Giám mục ngày 23/3

 Bài Đọc I: Đnl 4, 1. 5-9

"Các ngươi hăy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm".

Trích sách Đệ Nhị Luật.

Môi-sen nói với dân chúng rằng: "Hỡi Israel, giờ đây hăy nghe các lề luật và huấn lệnh mà tôi dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi nên biết, tôi thừa lệnh Chúa là Thiên Chúa tôi mà truyền dạy cho các ngươi biết lề luật và huấn lệnh của Chúa, để các ngươi thi hành các điều ấy trong phần đất mà các ngươi chiếm hữu; các ngươi phải tuân giữ và thực hành, v́ đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: "Thật, dân tộc vĩ đại này là một dân khôn ngoan và sáng suốt". Không một dân tộc vĩ đại nào được các thần ở bên cạnh ḿnh, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như tôi tŕnh bày trước mặt các ngươi hôm nay không?

"Vậy các ngươi hăy ư tứ và giữ ḿnh. Trong suốt đời các ngươi, đừng quên và đừng để ḷng xao lăng những điều các ngươi đă thấy. Hăy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy".

Đó là lời Chúa.

 

Đáp Ca: Tv 147, 12-13. 15-16. 19-20

Đáp: Giêrusalem hỡi, hăy ngợi khen Chúa (c. 12a).

Xướng: 1) Giêrusalem hỡi, hăy ngợi khen Chúa. Hăy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! v́ Người giữ chặt các chốt cửa thành ngươi; Người đă chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội. - Đáp.

2) Người đă sai lời Người xuống cơi trần ai, và lời Người lanh chai chạy rảo. Người khiến tuyết rơi như thể lông cừu, Người gieo rắc sương đông như tro bụi trắng. - Đáp.

3) Người đă loan truyền lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đă không làm cho dân tộc nào như thế, Người đă không công bố cho họ các huấn lệnh của Người. - Đáp. 

Câu Xướng Trước Phúc Âm: Xh 33, 11

Chúa phán: "Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối và được sống". 

Phúc Âm: Mt 5, 17-19

"Ai giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Các con đừng tưởng Ta đến để huỷ bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để huỷ bỏ, nhưng để kiện toàn. V́ Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, th́ một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai huỷ bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".

Đó là lời Chúa.

 

Suy niệm 

   "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn", liên quan đến chính bản thân của Người, đến mầu nhiệm Vượt Qua    

Hôm nay là Thứ Tư của Tuần Thứ Ba Mùa Chay, phụng vụ lời Chúa được Giáo Hội cố ư chọn đọc cho ngày này nhấn mạnh đến việc tuân giữ lề luật Chúa, đúng như hai câu tiêu biểu ở trên đầu của Bài Đọc 1 cũng như của Bài Phúc Âm cho thấy: "Các ngươi hăy tuân giữ các giới răn và đem thực hành bằng việc làm" (Bài Đọc 1) và "Ai giữ và dạy người ta giữ, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời" (Bài Phúc Âm).

Ở Bài Phúc Âm, chính Chúa Giêsu đă chẳng những đề cao tính chất bất khả thay đổi của lề luật mà c̣n đến việc trung thành với lề luật, bao gồm cả việc tuân giữ lề luật cũng như giảng dạy lề luật, kèm theo tác dụng tích cực hay tiêu cực trong việc tuân giữ lề luật và giảng dạy lề luật như thế nào nữa:

"Ta bảo thật các con: Cho dù trời đất có qua đi, th́ một chấm, một phẩy trong bộ luật cũng không bỏ sót, cho đến khi mọi sự hoàn thành. Bởi vậy, ai hủy bỏ một trong những điều luật nhỏ mọn nhất, và dạy người khác làm như vậy, sẽ kể là người nhỏ nhất trong Nước Trời; trái lại, ai giữ và dạy người ta giữ những điều đó, sẽ được kể là người cao cả trong Nước Trời".

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là nếu lề luật quan trọng như vậy và bất khả di dịch như thế th́ tại sao Chúa Giêsu lại phán một câu, cũng ngay trong Bài Phúc Âm hôm nay, như thể lề luật vẫn là những ǵ chưa trọn hảo, cần phải được hoàn hảo hóa bởi Người nữa: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn". 

Trong câu khẳng định này của Chúa Giêsu chúng ta thấy chất chứa một mối liên hệ giữa lề luật và bản thân Chúa Giêsu, Đấng mà "khi thời điểm viên trọn, đă được sinh hạ bởi một người nữ, được hạ sinh theo lề luật để cứu những ai lệ thuộc lề luật khỏi lề luật hầu chúng ta lănh nhận thân phận làm dưỡng tử" (Galata 4:4).

Quả thực, đúng như Chúa Giêsu đă minh định "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri". Người không hủy bỏ những ǵ Cha Người đă sử dụng để hướng dẫn dân Do Thái trong lịch sử cứu độ của họ, nhờ đó, dân tộc như là sản nghiệp của Thiên Chúa trên trần gian này mới thực sự tỏ ra là một dân tộc nổi bật nhất trong các dân tộc trên thế gian này, v́ họ là dân của Chúa, chẳng khác ǵ ngọn hải đăng đối với các dân tộc khác được gọi chung là dân ngoại, không phải dân Do Thái. 

Vị trung gian môi giới Moisen của họ đă bày tỏ cho họ thấy cảm nhận cái diễm phúc được Thiên Chúa hướng dẫn bằng các lề luật siêu việt của Ngài ấy trong Bài Đọc 1 như sau: 

"Các ngươi phải tuân giữ và thực hành, v́ đó là sự khôn ngoan và sáng suốt của các ngươi trước mặt muôn dân, để khi nghe nói đến tất cả các lề luật ấy, họ nói: 'Thật, dân tộc vĩ đại này là một dân khôn ngoan và sáng suốt'. Không một dân tộc vĩ đại nào được các thần ở bên cạnh ḿnh, như Chúa là Thiên Chúa chúng ta ở bên cạnh chúng ta khi chúng ta kêu cầu Người. Có dân tộc thời danh nào khác có lễ nghi, huấn lệnh công chính, và bộ luật như tôi tŕnh bày trước mặt các ngươi hôm nay không?"

Và cũng chính v́ lề luật được Thiên Chúa thương yêu truyền dạy cho họ như thế, để họ xứng đáng với ơn gọi chuyên biệt của họ giữa tất cả mọi dân tộc, cũng như với thân phận ưu tuyển của ḿnh như là sản nghiệp của Thiên Chúa trên thế gian này, hơn tất cả mọi dân tộc khác, mà họ phải trung thành tuân giữ lề luật của Ngài cũng như truyền dạy lề luật của Ngài cho nhau nữa:

"Hỡi Israel, giờ đây hăy nghe các lề luật và huấn lệnh mà tôi dạy bảo các ngươi phải thực hành, để được sống và được vào chiếm hữu phần đất mà Chúa là Thiên Chúa cha ông các ngươi sẽ ban cho các ngươi. Các ngươi nên biết, tôi thừa lệnh Chúa là Thiên Chúa tôi mà truyền dạy cho các ngươi biết lề luật và huấn lệnh của Chúa, để các ngươi thi hành các điều ấy trong phần đất mà các ngươi chiếm hữu... Vậy các ngươi hăy ư tứ và giữ ḿnh. Trong suốt đời các ngươi, đừng quên và đừng để ḷng xao lăng những điều các ngươi đă thấy. Hăy dạy cho con cháu các ngươi biết các điều ấy".

Chính dân Do Thái, qua thánh vịnh gia trong Bài Đáp Ca hôm nay, cũng đă cảm thấy đúng như vậy, khi vang lên những ư thức thần linh về lời thần linh của Thiên Chúa là chính cốt lơi của lề luật cho họ và làm nên lề luật của họ như sau:

1) Giêrusalem hỡi, hăy ngợi khen Chúa. Hăy ngợi khen Thiên Chúa của ngươi, hỡi Sion! v́ Người giữ chặt các chốt cửa thành ngươi; Người đă chúc phúc cho con cái ngươi trong thành nội. 

2) Người đă sai lời Người xuống cơi trần ai, và lời Người lanh chai chạy rảo. Người khiến tuyết rơi như thể lông cừu, Người gieo rắc sương đông như tro bụi trắng.

3) Người đă loan truyền lời Người cho Giacóp, những thánh chỉ và huấn lệnh Người cho Israel. Người đă không làm cho dân tộc nào như thế, Người đă không công bố cho họ các huấn lệnh của Người. 

Thật ra, lời Chúa Giêsu tuyên bố trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn", liên quan đến chính bản thân của Người, đến mầu nhiệm Vượt Qua, mầu nhiệm cứu độ tất cả loài người, chứ không riêng ǵ dân Do Thái, đúng như ư định cứu độ của Thiên Chúa ngay từ ban đầu sau nguyên tội xẩy ra cho chung loài người (xem Khởi Nguyên 3:15).

Đúng thế, chính Chúa Giêsu sau khi sống lại từ trong kẻ chết Người để chiến thắng tội lỗi và sự chết nơi bản tính đă bị băng hoại từ nguyên tội và bởi nguyên tội, đă chứng tỏ rằng Người đă "kiện toàn", chứ không "hủy bỏ", "lề luật và các tiên tri", hay nói cách khác, tất cả những ǵ đă được viết ra hay đề cập đến trong lề luật và bởi các vị tiên tri đều đă được trọn vẹn ứng nghiệm nơi Người, như chính Người đă sử dụng đến chính "lề luật và các tiên tri" để chứng thực rằng Người đă sống lại, và v́ thế Người là "Đức Kitô Con Thiên Chúa hằng sống" (Mathêu 16:16).

Lần thứ nhất Người đă chứng thực với hai môn đệ đi Emmau (Luca 24: 25-27): 

"Bấy giờ Đức Giê-su nói với hai ông rằng: 'Các anh chẳng hiểu ǵ cả ! Ḷng trí các anh thật là chậm tin vào lời các ngôn sứ! Nào Đấng Ki-tô lại chẳng phải chịu khổ h́nh như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Người sao? Rồi bắt đầu từ ông Mô-sê và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những ǵ liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh".

Lần thứ hai Người đă chứng thực với 11 tông đồ ngay trong cùng tối của ngày thứ nhất trong tuần đó (Luca 24: 44-46): 

"Rồi Người bảo: 'Khi c̣n ở với anh em, Thầy đă từng nói với anh em rằng tất cả những ǵ sách Luật Mô-sê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đă chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm'. Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh và Người nói: 'Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Ki-tô phải chịu khổ h́nh, rồi ngày thứ ba, từ cơi chết sống lại...'".

Trong Biến Cố Biến H́nh, được Giáo Hội chọn đọc từ các bài Phúc Âm của bộ Phúc Âm Nhất Lăm, bao giờ cũng cho Chúa Nhật II Mùa Chay, như chu kỳ phụng niên Năm C, Thánh kư Luca cho biết: "Bỗng có hai vị đàm đạo với Người, đó là Môsê và Êlia, hiện đến uy nghi, và nói về sự chết của Người sẽ thực hiện tại Giêrusalem", đă cho thấy rơ lời tính chất xác thực của lời Chúa Giêsu tuyên bố trong Bài Phúc Âm hôm nay: "Các con đừng tưởng Ta đến để hủy bỏ lề luật hay các tiên tri: Ta không đến để hủy bỏ, nhưng để kiện toàn" bằng cuộc Vượt Qua của Người.

Như thế, Chúa Giêsu quả thực đă tự ḿnh ứng nghiệm những ǵ được cho là chủ đề của chung Mùa Chay bao gồm cả Tuần Thánh liên quan đến Cuộc Vượt Qua của Người: "Tôi tự ư bỏ mạng sống ḿnh đi để lấy nó lại" (Gioan 10:17). 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL. Nếu có thể xin nghe chia sẻ theo cảm hứng hơn là đọc lại bài chia sẻ trên
 

MC-TuanIII.4.mp3 

  Ngày 23: Thánh Turibiô Mongrôvêjô, giám mục

 

Ngày 23/03: Thánh Turibiô Môgrôvêjô, Giám mục (1536-1606)

 

Ngày 23 tháng 03
THÁNH TURIBIÔ MÔGRÔVEJÔ GIÁM MỤC (1536-1606)

I. ĐÔI D̉NG TIỂU SỬ

Thánh Turibiô sinh tại Lê-on, nước Tây Ban Nha, năm 1538. Là con của lănh chúa Mogrovejo, thuộc ḍng tộc quư phái đạo đức.

Lớn lên, ngài đến học ở Salamanca và Côimra. Ở đâu, ngài cũng chăm chỉ học hành và nêu gương lành gương tốt. Mặc dù c̣n trẻ tuổi, tuổi thanh xuân thường đua đ̣i, ngài lại sống khác, làm khác đồng bạn: ngài nhịn ăn để giúp đỡ kẻ nghèo, và luôn hăm ḿnh đền tội thay cho các tội nhân. Ai ai cũng nghĩ rằng sau này ngài sẽ trở thành tông đồ mở mang nước Chúa.

Khi đă lớn đủ, cùng với sự khôn ngoan, thông hiểu khá vững chăi, ngài được vua Philipphê II đặt làm chánh án toà án Granada. Khi Giáo phận Lima trống ngôi năm 1578, thật ngạc nhiên khi người được chỉ định làm Giám Mục lại là Turibiô một giáo dân. Nghe tin này Turibiô khóc ṛng, ngài qú dưới chân thánh giá viết thư cho nhà vua, trong đó ngài tự diễn tả như một kẻ thù tồi tệ của vua v́ những bất xứng của ḿnh. Nhưng các lư lẽ ấy đă không lay chuyển được ai. Ngài thụ phong linh mục rồi Giám mục, và nhận Giáo phận năm 1581.

Địa phận dành cho Turibiô có những rất nhiều khó khăn đến nỗi có thể nói nếu ngài không phải là một vị thánh th́ khó có thể chu toàn được nhiệm vụ. Giáo phận có chu vi tới sáu trăm dặm, gồm nhiều thành phố và làng mạc rải rác trên hai dăy núi Andes. Người Tây Ban Nha khai phá Tân thế giới, ức hiếp dân chúng cách man rợ. Muốn cải hóa bằng roi, họ bắt dân làm nô lệ và muốn khai hóa dân th́ họ lại chỉ thông cho dân những tật xấu của ḿnh. Nh́n dân da đỏ say sưa liên lỉ, Turibiô không thể cầm được nước mắt. Ngài quở trách những người chinh phục v́ những lạm dụng cướp bóc của họ và tuyên cáo rằng: Những cớ vấp phạm ấy phải dừng lại cho chân lư và t́nh thương ngự trị. Vị mục tử đi t́m kiếm mọi con chiên của ḿnh. Sa mạc nóng cháy, núi cao tuyết phủ, thú rừng hung tợn, tất cả đều không làm ngài nản chí. Những người Tây Ban Nha quyền thế trở thành Phó vương và cả đến vua Philipphê II do những báo cáo sai lầm đă trách cứ ngài. Nhưng tất cả những luật lệ nghiêm khắc đă không làm cho ngài nản chí bỏ cuộc. Ngài luôn ư thức rằng chính Chúa Kitô chứ không phải thế gian phán xét ngài.

Turibiô học ngôn ngữ dân Pêru. Ngài dạy dỗ dân da đỏ như một người cha nhân từ. Ḷng bác ái nhân từ của ngài đối với họ không có giới hạn. Khi ngài tới một làng hẻo lánh, dân chúng đổ xô đến với ngài. Trước hết ngài thăm hỏi những người đau yếu, và nếu không chữa chạy cho họ được, ngài dạy cho họ biết chết lành. Khi phân phát t́nh yêu Chúa Kitô, ngài cũng tái lập sự công b́nh. Dần dần các thành phố và cả những nơi cô quạnh đều có người Kitô hữu cư ngụ đông đảo. Thánh Turibiô thiết lập chủng viện, các viện cứu tế. Trong 25 năm, ngài đi thăm viếng Giáo phận rộng lớn và hoang dă của ḿnh ba lần, mỗi lần phải mất tới bảy năm. Ngài kiên tŕ ngồi toà mỗi sáng. Người ta nói rằng: khi cầu nguyện, ngài tỏa chiếu từ khuôn mặt một tia sáng siêu nhiên. Mệt nhọc đă là một việc sám hối rồi, ngài c̣n hy sinh và ăn chay thêm nữa. Khi có cơn dịch trong Giáo phận, ngài tăng gấp đôi lời cầu nguyện hăm ḿnh. Ngài cũng tổ chức nhiều cuộc rước, khi tham dự chính ngài rơi lệ ướt cả thánh giá cầm trong tay.

Khi bắt đầu cuộc kinh lư mới, ngài đă ngă bệnh tại Santa, ngài chỉ biết lập lại lời thánh Phaolô:

- Tôi ao ước thoát khỏi những ràng buộc của thể xác để kết hợp với Chúa Giêsu Kitô.

Gần chết, ngài xin những người chung quanh hát lời kinh:

- Tôi vui mừng khi nghe nói cùng tôi: chúng ta đi về nhà Thiên Chúa.

Thế là cái chết của ngài được coi như một cuộc lễ. Lời cuối cùng của ngài là lời vua thánh tiên tri:

- Lạy Chúa, con phó thác linh hồn con trong tay Chúa. (Nguồn: conggiao.info)

II. BÀI HỌC.

Nếu phải chọn một đề tài cho bài học hôm nay qua câu truyện của thánh Giám Mục Turibiô th́ tôi xin chọn đề tài là sự kỳ diệu của Thiên Chúa trong việc cai trị và ǵn giữ Giáo Hội của Người trên thế gian. Chúa cai trị và ǵn giữ Hội thánh của Chúa qua trung gian các tông đồ sau khi Chúa về trời và sau thời đại của các tông đồ là các Giám Mục kế tục các ngài. Và một trong các vị Giám mục đó là thánh Turibiô mà chúng ta mừng kính hôm nay.

Turibiô đă sống đời sống của một mục tử theo đúng thánh ư của Chúa Giêsu. Chính đời sống ấy đă làm nên Giáo hội của Chúa giữa trần gian. Chính đời sống đó đă làm cho Giáo Hội của Chúa được hiện diện trên thế giới này. Đời sống thánh thiện của thánh Giám Mục Turibiô đă trở thành một mẫu gương cho các thế hệ Giám Mục mai sau

Công đồng Vaticanô II sau này khi bàn về nhiệm vụ của các mục tử đă nói như thế này: “Trong khi thi hành nhiệm vụ người cha và chủ chăn, các Giám Mục hăy sống giữa dân ḿnh như những người phục vụ nghĩa là như những chủ chăn hiền từ biết các con chiên ḿnh và con chiên cũng biết chủ chăn; như những người cha đích thực tỏ ḷng yêu thương và lo lắng cho hết mọi người và mọi người tỏ ḷng tri ân tuân phục quyền hành Thiên Chúa đă ban cho các ngài. Các ngài hăy quy tụ đoàn chiên của ḿnh thành một gia đ́nh đông đủ để mọi người đều ư thức nhiệm vụ riêng mà sống và hoạt động trong t́nh hiệp thông bác ái.

Để có thể thực thi những điều đó một cách hiệu nghiệm, các Giám Mục “là những người sẵn sàng làm mọi việc thiện” (2Tm 2, 21) và “chịu đựng mọi sự v́ những kẻ được chọn” (2Tm 2, 10) phải tổ chức đời sống ḿnh phù hợp với những nhu cầu thời đại. “

Nh́n lại cuộc đời của Đức Cha Turibiô, chúng ta thấy ngài đă sống đúng với tinh thần đó. Chính v́ thế mà Giáo phận của ngài đă được thăng tiến về mọi mặt nhất là về đời sống yêu thương theo lư tưởng TIN MỪNG.

Chúng ta hăy xin Chúa ban cho Giáo Hội hoàn vũ có được những Giám Mục thánh thiện như thánh Turibiô để cho Giáo Hội mỗi ngày mỗi tốt đẹp thánh thiện hơn như ư Chúa muốn.

Đức Cha Phanxicô Salêsiô, một người thông minh xuất chúng, lại có một lối giảng đạo khác hẳn. Ngài rất nhân từ, b́nh dân, giản dị niềm nở đón tiếp mọi người, nghe ngóng mọi người, t́m hiểu và giải quyết những thắc mắc của họ sẵn sàng đối thoại ngay cả đối với những anh em lạc giáo có ác tâm muốn bắt bẻ ngài nhưng cuối cùng chính họ là những kẻ bị ngài chinh phục. Ngài không ngại mất thời giờ nhẫn nại nghe họ, như thể chỉ có ḿnh ngài với họ thôi. Có người góp ư:

- Đức Cha tiếp họ làm ǵ cho mất công, họ có ư đến để bài bác Đức Cha đó!, . . “

Ngài trả lời

- Mỗi linh hồn đă là một Giáo phận đối với một Giám mục”

Nhơ t́m hiểu, đón tiếp từng cá nhân như vậy mà ngài đă làm cho trên 10. 000 người theo lạc giáo trở lại Công giáo (nên nhớ miền Chablais và thành Genève thuộc Giáo phận Annecy là trung tâm hoạt động của Tin lành Calvinô Thụy sĩ).

Giám mục Bossuet khiêm tốn nhận thức điều ấy và tuyên bố công khai: “Ai muốn tranh luận về giáo lư th́ hăy đến với tôi, tôi sẽ làm cho họ thua lư. Nhưng ai muốn đi đạo th́ đi đến với đức Cha Phanxicô Salêsiô; ngài hiền từ, không tranh luận, nhưng có một khả năng chinh phục lạ thường”.

https://tgpsaigon.net/bai-viet/ngay-23-03-thanh-turibio-mogrovejogiam-muc-1536-1606-53750

 

ThanhTuribioMongrovejo.mp3 

 https://youtu.be/FXus0U4rQng